0

Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi | Safe and Sound

Khi bước vào tuổi già, con người có những chuyển biến cả về thể chất và tâm lý. Đây là lúc một loạt vấn đề sức khỏe xuất hiện, bao gồm các rối loạn tâm lý như trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Đặc điểm tâm lý ở người cao tuổi

Bên cạnh các biểu hiện thể chất, người cao tuổi thường đối mặt tâm lý cô đơn, hoài cổ, lo lắng, bi quan. Trải qua quãng thời gian dài lao động và tương tác xã hội, phải nghỉ hưu khiến họ cảm thấy buồn chán. Đặc biệt, người cao tuổi luôn có tâm lý lo lắng về sức khỏe của mình, lo sợ vì chậm chạp hoặc mất khả năng vận động mà bị bỏ rơi. Tất cả những trạng thái tâm lý đó làm bộc lộ các cảm xúc tiêu cực như tự ti, nóng nảy, dễ tức giận, tủi thân... từ đó càng khiến người cao tuổi xa cách con cháu.

2. Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

Dưới đây là 4 rối loạn tâm lý thường gặp ở người cao tuổi:

2.1. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, với ước tính 10% người trên 65 tuổi và 50% người trên 85 tuổi mắc bệnh này. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: bệnh alzheimer, các bệnh lý mạch máu não, bệnh parkinson...

Ảnh 1: Sa sút trí tuệ phổ biến ở người cao tuổi

Các triệu chứng ban đầu của chứng sa sút trí tuệ thường mơ hồ và khó nhận biết. Các triệu chứng bao gồm: thường xuyên mất trí nhớ, lẫn lộn ký ức, tính tình thay đổi, mất hứng thú và thu mình, suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Giai đoạn nặng, người bệnh bị bùng nổ cảm xúc, kích động, hoang tưởng và mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

2.2. Trầm cảm

Trầm cảm xuất hiện ở 15% người cao tuổi. Nguyên nhân có thể bao gồm mất bạn đời, sự cô đơn, sức khỏe kém, suy giảm vai trò trong xã hội và gia đình. Triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác buồn rầu kéo dài, mất ngủ, mất quan tâm đến hoạt động yêu thích, mất năng lượng và suy giảm tự tin. Trầm cảm ở người cao tuổi cần được chẩn đoán và điều trị kỹ lưỡng. Điều trị có thể bao gồm tư vấn tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai. Hỗ trợ xã hội và gia đình cũng rất quan trọng để giúp người cao tuổi vượt qua trầm cảm

2.3. Rối loạn hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng thường khởi phát trong giai đoạn 40 - 55 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào sau tuổi trung niên. Người cao tuổi có thể trải qua các hoang tưởng không đúng đắn, bao gồm tin rằng họ đang bị theo dõi, bị điều khiển, hoặc bị nguy hiểm. Các nguyên nhân có thể liên quan đến lão hóa, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, hoặc sự suy giảm chức năng não bộ. Bệnh nhân thường tấn công hoặc trốn tránh các đối tượng mà mình cho là nguy hiểm.

Ảnh 2: Người cao tuổi trở nên hung hăng hơn

Một dạng khác của hoang tưởng phổ biến ở người cao tuổi là nghi bệnh. Chứng này gắn liền với tâm lý lo lắng về bệnh tật của người cao tuổi. Người bệnh luôn cho rằng mình mắc bệnh (thường là bệnh nan y) bất chấp bác sĩ hoặc người có chuyên môn y tế khẳng định họ hoàn toàn khỏe mạnh.

2.4. Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt thường khởi phát ở tuổi trẻ, ở nam giới từ 15 - 25 tuổi (trung bình 20 tuổi), ở nữ giới tuổi khởi từ 25 - 35 tuổi (trung bình 30 tuổi). Các triệu chứng bao gồm những trạng thái tưởng tượng, thay đổi cảm xúc nhanh chóng, nhầm lẫn trong tưởng tượng và sự mất mát thực tế. Nguyên nhân của tâm thần phân liệt ở người cao tuổi có thể liên quan đến các bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, hay sự suy giảm chức năng não bộ.

: Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound